07/07/16
Mrlee

Ngày nay mạng wifi tồn tại rất phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau như các bộ phát wifi di động, bộ phát thông qua sim 3g, phát qua máy tính, laptop và có rất nhiều thiết bị có khả năng kết nối wifi. Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta không biết mạng wifi vốn dĩ có các chuẩn kết nối khác nhau, nếu thiết bị phát và thiết bị kết nối không đúng chuẩn thì cả 2 thiết bị sẽ không thể kết nối được với nhau.

Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các chuẩn wifi hiện có, từ đó chúng ta có thể lựa chọn được thiết bị ưng ý phù hợp với các chuẩn mình cần hơn.
802.11
Đây là chuẩn được Viện kỹ sư và điện tử (IEEE- Institute of Electrical and Electronics Engineers) đưa ra lần đầu tiên về chuẩn mạng nội bộ không giây năm 1997, chuẩn được gọi 802.11 theo tên của nhóm giám sát và phát triển chuẩn này. Bản thân 802.11 lúc đó được sử dụng kỹ thuật trải phổ trực tiếp và chỉ hỗ trợ băng thông tối đa 2MBps, tần số 2.4GHz và không đáp ứng được hầu hết các ứng dụng, chính vì vậy mà sau đó 802.11 không được sản xuất nữa.
802.11b
Năm 1999 IEEE bắt đầu phát triển 802.11 nhằm tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. 802.11b có tốc độ gấp 5.5 lần so với 802.11 (11Mbps) bằng với mạng Ethernet thời kỳ đó nên đây trở thành chuẩn WLAN đầu tiên được chấp thuận trên thị trường. Việc áp dụng kỹ thuật điều chế khóa mã bù (Complementary Code Keying - CCK) và trải phổ trực tiếp giống 802.11, sử dụng băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz đã giúp cho các hãng sản xuất giảm được chi phí hơn rất nhiều khi sản xuất 802.11b
Tuy nhiên khi đi vào đại trà người ta có thể phát hiện ra 802.11b bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng như lò vi sóng, điện thoại mẹ bồng con… bởi cùng sử dụng tần số 2.4GHz, giải pháp được đưa ra lúc bấy giờ là… cách xa các thiết bị đó ra.
802.11a
802.11a được sản IEEE sản xuất cũng dựa trên nguyên lý của 802.11. Lúc này 802.11a được sản xuất với tần số 5.4GHz, tốc độ 54MBps giúp cho nó không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị gia dụng. Điểm nổi bật của 802.11a đó là việc áp dụng kỹ thuật trải phổ khác hoàn toàn so với 802.11b - kỹ thuật trải phổ theo phương pháp đa phân chia tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing-OFDM). Tuy nhiên chi phí của 802.11a cao hơn hẳn so với 802.11b nên 802.11a thường được lựa chọn trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước còn 802.11b được sử dụng trong các hộ gia đình. Một điểm yếu của 802.11a là tần số cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc xuyên tường và các vật thể khác.
Việc ra đời 802.11a làm cho các hãng sản xuất gặp khó khăn vì 2 công nghệ này không tương thích với nhau. Họ bắt đầu cho ra các sản phẩm “lai” giữa 2 chuẩn trên, thiết bị nào tương thích chuẩn nào thì kết nối với chuẩn đó.
802.11g
802.11g bắt đầu phát triển 802.11g vào năm 2002 và 2003, chuẩn này kết hợp với cả 802.11b và 802.11a. 802.11g sử dụng băng tần 2.4GHz và có băng thông 54MBps từ đó cho phạm vi phủ sóng lớn hơn 802.11a. 802.11g tương thích với 802.11a nghĩa là nếu bạn có thiết bị có sử dụng 802.11g bạn có thể thu tín hiệu từ thiết bị có sử dụng 802.11a.
Việc 802.11g sử dụng phương thức điều chế OFDM tương tự 802.11a nhưng lại có cùng tần số 2.4Ghz với 802.11b, băng thông vẫn giữ nguyên 54Mhz đã giúp cho 802.11g có tốc độ nhanh, không bị che khuất bởi các vật cản và tầm phủ sóng rộng, tuy nhiên giá thành cao và dễ bị ảnh hưởng bởi các thiết bị gia dụng.
802.11n
Đây là chuẩn mới nhất được phát triển để cải thiện tính năng của 802.11g bằng việc sử dụng nhiều tín hiệu không giây và ăng ten. 802.11n hỗ trợ tốc độ lên tới 100Mbs đồng thời cho tầm phủ sóng tốt hơn các mạng wifi trước đó. Các thiết bị sử dụng 802.11n cũng tương thích ngược với 802.11g
802.11n cho tốc độ nhanh, vùng phủ sóng rộng, ít bị tác động từ môi trường tuy nhiên giá thành cao, việc sử dụng nhiều  luồng tín hiệu có thể gây ảnh hưởng tới các chuẩn 802.11b/g xung quanh.
Tags:

Phần mềm có thể bạn cần

Phần mềm hiển thị kết nối wifi

Phần mềm phát wifi từ máy tính tốt nhất

Chia sẻ wifi từ laptop ra các thiết bị khác

Phần mềm ứng dụng phát wifi từ máy tính