Driver
Trong quá trình sử dụng máy tính, nhất là mỗi khi cần cắm một thiết bị ngoại vi nào đó vào máy tính chúng ta thường hay nghe tới thuật ngữ "driver". Nếu là một người am hiểu về công nghệ sẽ biết được driver đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cách mà máy tính hoạt động, tuy nhiên với những người khác thì vẫn là một dấu hỏi lớn. Vậy driver là gì? tác dụng của nó như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Driver là gì?
Driver là phần mềm đóng vai trò "cầu nối" các thiết bị phần cứng lại với nhau, giúp chúng có thể tương tác, hoạt động một cách trơn tru và đồng nhất.
Driver
Ví dụ nếu bạn đang sử dụng máy tính để bàn, một ngày nào đó bạn mua thêm card màn hình (card vga) để lắp vào máy tính của mình thì sau khi lắp xong bạn cần cài driver card màn hình (driver dành cho con card màn hình) mà bạn đã lắp đó thì máy tính của bạn mới có thể tiếp nhận con card màn hình đó và sử dụng sức mạnh của của card màn hình đó cho toàn bô hệ thống máy tính. Trường hợp bạn lắp card màn hình mà không cài driver thì máy tính của bạn sẽ hoạt động như không có card màn hình hoặc màn hình máy tính sẽ chỉ hiển thị màu đen.
Hầu hết các thiết bị ngoại vi khi lắp vào máy tính (bàn phím, chuột, usb, card âm thanh...) đều cần driver để máy tính có thể hiểu và giao tiếp với các thiết bị này từ đó giúp người dùng sử dụng trơn tru. Tuy nhiên trong các hệ điều hành Windows ngày nay đa phần driver của các thiết bị thông dụng đó đều được tích hợp sẵn trong hệ điều hành chính vì thế nhiều người sử dụng không biết tới sự tồn tại của các driver trên máy tính của mình. Tuy nhiên khi bạn mua một thiết bị ngoại vi nào đó mà hệ điều hành không tích hợp sẵn driver thì lúc đó bạn cần cài driver dành cho thiết bị đó để máy tính có thể hiểu và giao tiếp với thiết bị ngoại vi đó.
Hầu hết các thiết bị phần cứng khi lắp vào máy tính đều cần driver
Chức năng của driver
Có thể nói driver đóng vai trò quan trọng để máy tính và các thiết bị của bạn có thể giao tiếp với nhau. Có thể nói rằng driver như một "thông dịch viên" giúp máy tính và thiết bị ngoai vi có thể hiểu được nhau và hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động.
Mỗi một thiết bị sẽ đi kèm với driver của riêng nó chính vì thế khi lắp một phần cứng nào đó vào máy tính bạn cần cài đặt chính xác driver phù hợp. Các driver thường sẽ được cung cấp theo thiết bị khi bạn mua nó hoặc bạn có thể tải trực tiếp từ website của nhà sản xuất ra thiết bị dó.
Driver đóng vai trò thông dịch viên để máy tính có thể giao tiếp với các thiết bị phần cứng
Có nên update driver?
Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng mà chúng ta có nên lựa chọn update driver hay không. Một driver khi được nhà phát hành đưa ra thường rất ít khi bị lỗi, nếu driver của bạn đang hoạt động ổn định thì không có lý do gì mà bạn cần phải update cả. Tuy nhiên đối với các loại card màn hình thì bạn nên update driver bởi các hãng thưỡng có những bản cập nhật giúp cải thiện hiệu suất giúp hoạt động của card màn hình đạt hiệu quả cao hơn.
Nên update driver để máy tính của bạn hoạt động mượt mà hơn
Những driver phổ biến có trên máy tính
Trên máy tính có nhiều driver khác nhau tuy nhiên chúng tôi chỉ liệt kê ra một số driver phổ biến như sau:
Driver Bios: đây là driver rất quan trọng, là đầu vào để hỗ trợ hoạt động của các bo mạch chủ máy tính.
Driver Chipset: driver này sẽ hỗ trợ vi xử lý, giúp vi xử lý hoạt động nhanh và ổn định hơn.
Driver Audio (driver âm thanh): driver này sẽ giúp cho máy tính của bạn nhận biết card âm thanh từ đó máy tính của bạn mới có thể phát ra âm thanh ở loa máy tính khi bạn mở nhạc.
Driver Vga (driver card màn hình): driver để giúp máy tính nhận biết và giao tiếp với card màn hình, không có driver này thì máy tính của bạn vẫn hoạt động nhưng sẽ bị giật, lag nhất là khi bạn mở ứng dụng nào đó.
Driver mouse và keyboard (driver chuột và bàn phím): là driver giúp máy tính của bạn hiểu chuột và bàn phím đang thao tác gì từ đó hiểu được lệnh mà chuột và bàn phím truyền tới.
Driver Lan (driver mạng Lan): là driver giúp máy tính của bạn có thể kết nối với mạng internet thông qua dây kết nối LAN.
Driver card Wifi: nếu máy tính của bạn có card wifi thì driver card wifi sẽ giúp máy tính hiểu được card này từ đó kết nối được với mạng wifi.