15/12/16
Mrlee

Khi sử dụng máy tính bạn thường hay nghe tới ram, vậy ram là gì và chức năng của ram trong máy tính là như thế nào?

Là một người yêu thích công nghệ chắc hẳn mỗi khi mua một thiết bị nào đó như máy tính, điện thoại bạn thường đặt ưu tiên mua những thiết bị có dung lượng ram lớn vì các thiết bị đó thường có tốc độ xử lý cao. Tuy nhiên bạn có biết rằng có nhiều loại ram khác nhau và mỗi loại lại phù hợp với thiết bị khác nhau? Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ram và chức năng của ram trong máy tính và điện thoại nhé.

Ram là gì?

RAM (là viết tắt của Random Access Memory) hay còn gọi là bộ nhớ trong, có tác dụng như bộ nhớ dữ liệu tạm thời cho phép thông tin dữ liệu được lưu trữ trong một thời gian ngắn, thiết bị có dung lượng ram càng lớn thì tốc độ càng cao.

Ram hoạt động như thế nào?

Khi phần mềm trên máy tính, thiết bị được khởi chạy thì các thông tin đó được tạm thời lưu trữ trên ram trước khi di chuyển tới các thành phần khác như CPU, GPU để xử lý. Bộ nhớ ram càng lớn đồng nghĩa với việc có thể lưu trữ cùng lúc nhiều thông tin chương trình chạy song song, các ứng dụng hoạt động được nhanh hơn.

Bạn có thể hình dung CPU là đầu bếp, Ram là bếp nấu, nguyên liệu là data (dữ liệu được thực hiện tính toán) được lấy trong tủ lạnh (ổ cứng). Nếu bếp nấu nhiều thì đầu bếp có thể làm cùng lúc nhiều món, nếu bếp ít đầu bếp phải mất nhiều thời gian để nấu đủ các món cần thiết hơn.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học, các thiết bị máy tính, điện thoại hiện nay thường được trang bị bộ nhớ ram mạnh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên nếu như máy tính người dùng có thể cơ động hơn trong việc nâng cấp dung lượng ram thì các loại điện thoại smarthphone, máy tính bảng lại không cho phép như vậy. Trên hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều được trang bị ram có dung lượng từ 1-4G trong khi ở máy tính có thể nâng cấp lên 8G, 16G, 32G... 

Tại sao hai thiết bị khác nhau có cùng dung lượng ram nhưng tốc độ hoạt động lại khác nhau?

Chắc không ít lần bạn tự hỏi tại sao một chiếc điện thoại Samsung được trang bị bộ nhớ ram lên tới 2G những khi bạn sử dụng lại thấy tốc độ có khi còn thua kém chiếc iPhone dung lượng chỉ có 1G? để trả lời câu hỏi này chúng ta phải đi sâu vào thiết bị phần cứng của Apple.

Hiện nay Apple được coi là hãng công nghệ duy nhất kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng trên chiếc điện thoại đó là: chất lượng phần cứng, hệ điều hành và hệ thống các phần mềm ứng dụng.

Việc nắm bắt được cả 3 yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu khi các thành phần trong thiết bị có thể tối ưu hóa hoạt động của nhau, tự nhận biết được nên ưu tiên các ứng dụng quan trọng nào từ đó giúp cho hoạt động của ứng dụng được mượt mà hơn. Các dòng CPU được sử dụng trên các thiết bị của Apple thường cao hơn so với đối thủ cùng thời, khi thiết bị chạy một ứng dụng nặng nó sẽ tự động lấy bộ nhớ của CPU cung cấp cho ram từ đó giúp ứng dụng hoạt động được tốt hơn. Việc rất khắt khe với ứng dụng ios của các nhà phát triển cũng góp phần lớn vào tốc độ hoạt động của thiết bị.

Các loại ram trên máy tính?

Ram được phân ra làm 2 loại chính la ram tĩnh và ram động

Ram tĩnh

Là ram được chế tạo theo công nghệ ECL gọi là SRAM. SRAM được dùng để ghi nhớ dữ liệu của tệp tin CMOS, dữ liệu lưu trữ trong SRAM không bị mất khi khởi động lại máy tính

Ram động

Ram động dùng kỹ thuật MOS, ghi nhớ dữ liệu nhờ vào duy trì điện tích nạp vào tụ điện. Dữ liệu lưu trên Ram động chỉ có tính chất tạm thời và sẽ bị xóa sau khi khởi động lại máy tính.

Các loại ram động

  1. SDRam (viết tắt của Synchronous Dynamic RAM): hay còn gọi là ram đồng bộ
  2. * SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM): được sử dụng trong các máy tính đời cũ, hiện nay không còn sử dụng nữa.
  3. DDR (Double Data Rate SDRAM): là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, hiện rất ít máy tính còn sử dụng
  4. DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này được sử dụng trong các máy tính đời cũ.
  5. DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.
  6. RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước. 

Ram sử dụng trên điện thoại?

Không giống như máy tính, ram được sử dụng trên điện thoại thuộc loại ram LPDDR2 tương tự với DDR2 trên máy tính. LPDDR2 là loại ram tiêu thụ điện năng thấp tránh ảnh hưởng quá nhiều tới tuổi thọ pin của điện thoại tuy nhiên cũng vì vậy mà tốc độ xử lý của ram điện thoại cũng kém hơn máy tính mặc dù cùng dòng DDR2.

Bus là gì?

Bus là kênh, tuyến, đường dẫn nội bộ có chắc năng truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác trong máy tính. Bus càng cao thì khả năng truyền dữ liệu càng nhanh. 

Khi lắp đặt hệ thống máy tính bạn cần chú ý tới thông số bus của các thiết bị như bus cpu, bus ram... Nếu CPU chỉ có bus 800 MHz thì bạn không cần thiết gắn ram có thông số bus cao hơn vì khả năng truyền dữ liệu giữa cpu và ram tối đa chỉ có 800 Mhz mà thôi. Việc hiểu rõ và nắm bắt bus của các thiết bị trong máy tính giúp bạn mua được máy tính với hiệu năng cao mà giá thành hợp lý nhất.

Các loại bus ram?

SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:

  • PC-66: 66 MHz bus.
  • PC-100: 100 MHz bus.
  • PC-133: 133 MHz bus.

DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
  • DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
  • DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
  • DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
  • DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
  • DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
  • DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth

DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:

  • DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
  • DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
  • DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
  • DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
Tags: