Khi thiết kế website hay các công việc liên quan tới lập trình, máy tính, chúng ta thường nghe tới CMS, vậy CMS là gì và vai trò của CMS như thế nào?
CMS là gì?
Content Management System (CMS) hay còn gọi là Hệ thống quản trị nội dung, được tạo ra với mục đích hỗ trợ người dùng dễ dàng hơn trong việc quản trị và xử lý nội dung (bài viết, hình ảnh, video...). Việc áp dụng CMS sẽ giúp tiết kiệm thời gian khởi tạo và quản lý website, giảm thiểu tối đa chi phí vận hành hệ thống nên hiện nay CMS được nhiều công ty thậm chí là cá sử dụng. Tại Việt Nam hiện nay có một số lượng lớn website, blog cá nhân được ra đời dựa trên các nền tảng CMS khác nhau như Wordpress, Joomla, Drupal...
Tính năng chính của CMS?
- Hỗ trợ khởi tạo và lưu trữ nội dung
- Truyền tải và chia sẻ nội dung
- Phân quyền người dùng
- Đơn giản hóa
Có nên sử dụng CMS?
Nếu như trước đây để xây dựng được một website hoàn chỉnh thì các lập trình viên phải mật một thời gian dài lên tới hàng tháng để thiết kế, code... và khách hàng phải bỏ ra một chi phí không hề nhỏ thì ngày nay, CMS đã giúp giảm tải thời gian hơn rất nhiều. Các website được thiết kế trên nền tảng CMS chỉ cần mất vài ngày là hoàn thiện với đầy đủ các tính năng cần thiết từ đó chỉ phí thiết kế cũng giảm thiểu đáng kể.
CMS là hệ quản trị nội dung mở, được đông đảo lập trình viên trên toàn thế giới đóng góp chức năng thông qua các plugins, module... vậy nên các CMS tập trung được sức mạnh đáng kể, rất đa dạng và linh hoạt, các lập trình viên có thể tùy biến tùy theo từng mục đích và yêu cầu của khách hàng.
Hầu hết các CMS đều được thiết kế với những bộ khung cơ bản, người dùng yêu cầu chức năng nào thì lập trình viên chỉ việc tìm kiếm plugins, module... phù hợp và hầu hết đều miễn phí. Bạn có thể hình dùng CMS chỉ là bộ khung sắt của con robot, nếu muốn thêm các chức năng như khiên, kiếm và các trang bị khác thì bạn phải sử dụng plugins, module.... có chức năng tương ứng.
Có thể một số bạn sẽ đặt câu hỏi nếu như sử dụng CMS thì bảo mật có tốt không? mình xin trả lời rằng nêu bạn sử dụng CMS thì tính bảo mật sẽ tốt hơn rất nhiều bởi hầu như tất cả các tính năng được trang bị đều đã được đông đảo người dùng sử dụng và đóng góp ý kiến, vậy nên mức độ bảo mật của CMS đã được kiểm chứng bởi rất nhiều lập trình viên trên toàn thế giới.
Thông thường nếu khách hàng sử dụng một website nào đó được code thuần thì mỗi khi mở rộng các chức năng có trên website thì sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào người thiết kế, bởi mỗi người thiết kế thường thiết kế theo một cách khác nhau từ đó làm phát sinh lớn về chi phí. Còn nếu website của bạn được thiết kế bằng CMS thì mỗi khi cần nâng cấp người dùng chỉ cần tìm một người nào đó cũng biết sử dụng CMS đó là xong, giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Các loại CMS phổ biến?
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại CMS khác nhau, mỗi loại lại có những ưu, nhược điểm riêng và được tạo ra phục vụ cho website với một mục đích nhất định như?
- DotNetNuke (ASP)
- Xenforo (PHP)
- Drupal (PHP)
- Liferay (JSP)
- Magento (PHP)
- Joomla (PHP)
- Wordpress (PHP)
- Kentiko (ASP)
- Mambo (PHP)
- NukeViet (PHP)
- PHP-Nuke (PHP)
- Rainbow (ASP)
- Typo3 (PHP)
- Xoops (PHP)
- ..............
Tại Việt Nam phổ biến hiện nay sử dụng Wordpress, NukeViet, Drupal, Joomla, Magento trong đó:
Magento thích hợp làm các website thương mại điện tử, Wordpress phù hợp với các website dạng blog, tin tức, giới thiệu công ty, Drupal lại phù hợp với website lớn... Tuy nhiên hiện nay với sự ra đời của nhiều loại plugin, module, component... khác nhau mà vai trò của từng loại website lúc đầu cũng bị thay đổi nhiều không còn như xưa nữa. Trong các website kể trên thì Wordpress chiếm ưu thế hơn cả bởi tính đơn giản, dễ sử dụng và hỗ trợ nhiều plugin của nó.
Ảnh hưởng của CMS đến SEOer?
Hầu hết những người làm nghề SEO tại Việt Nam hiện nay đều phải thông thuộc sử dụng một CMS nào đó. Việc thành thạo sử dụng CMS website mà mình cần SEO đóng vai trò quan trọng quyết định tới thứ hạng từ khóa. Nếu như website được thiết kế sử dụng CMS phù hợp với mục đích, tối ưu cấu trúc, chức năng... cho công việc SEO thì khi SEO từ khóa sẽ dễ hơn rất nhiều so với những website không được tối ưu. Nắm bắt được CMS đồng nghĩa với việc các SEOer sẽ hoàn toàn làm chủ được website mà mình đang SEO, dễ dàng thay đổi cấu trúc, nội dung khi thấy chưa phù hợp.
Lời kết
Có thể nói CMS đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí khi vận hành một dự án nào đó. Vì CMS rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong nội dung bài viết này chỉ đề cập tới WebCMS đồng thời tổng hợp các CMS phổ biến tại Việt Nam. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về CMS và gặp khó khăn trong việc lựa chọn CMS phù hợp hãy để lại comment phía dưới để mọi người cùng trợ giúp nhé.