26/08/17
Mrlee

Bạn đang thắc mắc không hiểu Malware là gì, Malware có hại hay không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về malware và cách thức phòng tránh.

Malware là gì?

Malware là tên được kết hợp từ Malicious và Software, là khái niệm chung cho những phần mềm có khả năng gây nguy hiểm cho máy tính của người sử dụng bao gồm: virus máy tính, Worm (sâu máy tính), Trojan, Bom Logic, Spyware, Adware, Spam, Popup. Malware do các tin tặc tạo ra nhằm mục đích gây hại cho máy tính. Tùy theo mục đích và cách thức lây lan mà malware có thể gây ra các hậu quả khác nhau từ việc hiển thị các thông điệp trêu đùa cho tới việc kiểm soát hoạt động máy tính, lây lan sang các máy tính khác hoặc tệ hơn là đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng máy tính bị nhiễm.

Malware là gì?

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm malware?

Malware rất đa dạng, có thể gây ra các tác động khác nhau nhất định tới máy tính của bạn chính vì vậy người sử dụng máy tính bị lây nhiễm thường gặp khó khăn để xác định máy tính chính xác máy tính của mình có bị nhiễm malware hay không. Dưới đây là các cách để bạn có thể xác định một cách tương đối chính xác về tình trạng Malware trên máy tính của bạn.

1. Quảng cáo popup xuất hiện ngay cả khi bạn không mở trình duyệt web.

Các adware thường có xu hướng tấn công máy tính bằng cách hiển thị các cửa sổ, popup quảng cáo khi không được phép của người sử dụng máy tính. Các quảng cáo này thường link tới các website độc hại, vi phạm bản quyền... và từ các website đó máy tính của bạn sẽ lây nhiễm nhiều phần mềm độc hại khác nữa.

2. Tự động redirect website bạn muốn truy cập sang website khác

Khi bạn cần truy cập vào một website nào đó ví dụ như thuthuattienich.vn mà trình duyệt tự động truy cập sang một website khác thì đó là biểu hiện của việc máy tính của bạn đã bị nhiễm malware. Các phần mềm này thực hiện phương thức chuyển hướng khá tinh vi khi có thể xác định chính xác nội dung website bạn định truy cập từ đó điều hướng bạn sang website giả mạo có nội dung tương tự để lừa người dùng. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi bạn đang cần truy cập vào tài khoản của một ngân hàng nào đó và bị chuyển sang website giả mạo ngân hàng đó, hacker sẽ có thể lấy được thông tin tài khoản của bạn nếu bạn vẫn thực hiện các giao dịch bình thường trên website giả mạo.

3. Tự động bật các phần mềm mà bạn chưa cài đặt bao giờ.

Việc tạo ra và phát tán các phần mềm chống virus giả mạo mang lại lợi nhuận lớn cho người tạo ra chúng. Hacker thường sử dụng việc thiếu hiểu biết của người sử dụng từ đó tạo ra một phần mềm diệt virus giả mạo sau đó tìm cách cài đặt phần mềm đó trên máy tính của bạn. Các phần mềm chống virus giả mạo này sẽ đưa ra các cảnh báo giả về tình trạng virus có trên máy tính của bạn đồng thời đưa ra gói thanh toán để bạn có thể "khắc phục" vấn đề. Khi bạn đã thực hiện xong quá trình thanh toán thì phần mềm này sẽ chẳng cần làm gì để diệt virus trên máy tính của bạn cả vì máy tính bạn thực ra đâu có bị viurs.

4. Xuất hiện các bài viết lạ trên mạng xã hội không phải do bạn chia sẻ

Facebook, G+, Twitter là các mạng xã hội phổ biến hiện nay chính vì vậy cũng là môi trường màu mỡ để các hacker nhắm tới. Các malware lây lan qua Facebook và các mạng xã hội khác thông qua việc giả mạo bài viết của người chủ mạng xã hội hoặc tự động gửi tin nhắn tới cho bạn bè của tài khoản đó. Các bài viết, tin nhắn được gửi đi thường là những tin hot, giật gân hoặc các tuyên bố dễ gây kích động mà nhiều người quan tâm và khi người đọc được bài viết hoặc nhận được tin nhắn nhấn vào đường dẫn gửi kèm thì sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo.

5. Chương trình kiểm soát máy tính của bạn và đòi tiền chuộc.

Có nhiều malware có khả năng kiểm soát máy tính hoặc dữ liệu của người dùng sau đó hiển thị thông báo bạn phải chuyển tiền chuộc cho chúng để được mở máy tính. Một số malware còn có thể mã hóa hình ảnh và các tài liệu quan trọng của bạn hoặc che dấu tài liệu bạn đang sử dụng. 

Ngoài ra còn có loại malware hiển thị cảnh báo từ FBI rằng máy tính của bạn đã được sử dụng để gửi tin nhắn rác và bạn cần phải trả tiền phạt để tiếp tục sử dụng. Trong hầu hết các trường hợp cho dù bạn có trả tiền thì máy tính của bạn cũng không quay trở lại tình trạng ban đầu.

6. Bạn không thể sử dụng được các tính năng trong hệ thống

Đôi khi bạn không thể sử dụng được một số tính năng có sẵn trong windows như Restart hoặc Shutdown, khởi động Task Manager trên máy tính. Trong trường hợp này bạn có thể khẳng định rằng máy tính của mình đã bị nhiễm malware và bạn nên tìm cách khắc phục.

7. Tất cả mọi thứ đều bình thường

Đây thực sự là một điều tốt nếu mọi thứ trên máy tính của bạn đều bình thường. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng có một số malware có khả năng ẩn dấu tất cả các hoạt động của chúng mà không để lại dấu vết nào. Các malware này thường ẩn sâu trong máy tính và chờ đợi tới thời điểm thích hợp chúng mới hoạt động để phá hoại hoặc đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.

Làm cách nào để loại bỏ malware?

Malware hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau chính vì vậy để loại bỏ malware theo cách thủ công đòi hỏi người sử dụng máy tính phải có kiến thức chuyên sâu về bảo mật và xâm nhập. Đối với đa số người dùng hiện nay chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt các phần mềm diệt virus ngay lập tức. Trường hợp bạn đã cài phần mềm bảo mật trên máy tính mà vẫn bị malware xâm nhập thì bạn cần liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ kỹ thauatj của phần mềm để nhận được sự tư vấn khắc phục sự cố. 

Phần mềm diệt virus là giải pháp hữu hiệu để diệt malware

Lời kết

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đã giới thiệu về malware, cách thức nhận biết và phòng tránh malware. Hy vọng từ những kiến thức có được bạn sẽ có phương án bảo vệ máy tính một cách hữu hiệu hơn từ đó tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra từ malware.