21/10/16
Mrlee

Chúng ta thường nghe tới thuật nghữ Hack, Hacker, tuy nhiên đa phần mọi người lại không hiểu rõ Hack là gì? Hacker là ai và họ làm những công việc gì? bài viết này sẽ phân tích để các bạn nắm rõ các khái niệm này đồng thời hiểu rõ về việc làm của các hacker.

Hack là gì?

Hack là việc lợi dụng những lỗ hổng bảo mật can thiệp một cách trái phép vào phần mềm, phần cứng, máy tính, hệ thống máy tính, mạng máy tính nhằm thay đổi các chức năng vốn có của nó.

Hacker là gì?

Hacker là những người sử dụng các kỹ năng (lập trình, phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng...) đồng thời lợi dụng những lỗ hổng bảo mật để can thiệp một cách trái phép vào phần mềm, phần cứng, máy tính, hệ thống máy tính, mạng máy tính nhằm thay đổi các chức năng vốn có của nó theo ý thích của bản thân mình. Hiện nay trên thế giới phân hacker làm 3 loại hacker mũ trắng, hacker mũ đen, hacker mũ xám.

Hacker

Hacker mũ trắng: Đây là nhóm hacker thân thiện, nếu không muốn nói là hack vì mục đích tốt. Công việc thường làm của các hacker mũ trắng đó là hack sau đó báo cho đơn vị quản lý phần mềm, website, hệ thống máy tính về các lỗ hổng bảo mật để họ kịp thời sửa chữa, tránh bị người khác trục lợi.

Hacker mũ đen: Ngược lại với hacker mũ trắng, hacker mũ đen thực hiện công việc hack nhằm mục đích trục lợi cho bản thân hoặc phá hoại là chính.

Hacker mũ xám: Là những hacker nằm tại ranh giới giữa hacker mũ trắng và hacker mũ đen, những hacker mũ xám khi thì hack vì mục đích tốt lúc thì lại hack vì mục đích xấu.

Làm cách nào để không bị hack?

Không cái gì là không thể hack, cách tốt nhất để không bị hack là đừng làm gì cả, nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là như vậy,  bạn chỉ có thể hạn chế sao cho khả năng bị hack giảm tới mức tối thiểu mà thôi. Nếu bạn chỉ là người sử dụng, thuthuattienich.vn sẽ hướng dẫn bạn một số cách dưới đây để hạn chế bị hack.

Cách 1: Luôn cập nhật phần mềm

Việc cập nhật phần mềm rất quan trọng mà người dùng thường hay bỏ qua vì cho rằng không cần thiết. Cập nhật ngoài việc bổ xung thêm các tính năng mới thì nhà phát hành thường vá các lỗ hổng của phần mềm để tránh bị các hacker xâm nhập thông qua các lỗ hổng đó.

Cách 2: Không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc.

Các phần mềm bạn download trên mạng (không phải tại website nhà phát hành) tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị gắn keylog, troijan... các keylog, troijan... thông qua quá trình người dùng sử dụng phần mềm sẽ xâm nhập vào máy tính của bạn mở đường cho sự tấn công của các hacker.

Tại Việt Nam rất nhiều người dùng sử dụng hệ điều hành Windows (WinXP, Win 7, Win 8...) và Microsoft Office (Word, Exel...) phiên bản lậu mà không hề biết, thậm chí còn tưởng đó là những phần mềm "mặc định miễn phí" nữa cơ, nếu bạn đang sử dụng các phần mềm "lậu" này thì nhanh chóng mua phần mềm bản quyền về cài đặt đi nhé.

Cách 3: Không truy cập vào các website không lành mạnh

Các website sex, bạo lực... là môi trường tuyệt vời của các hacker, thông qua các website đó hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào máy tính của bạn bằng nhiều cách khác nhau.

Cách 4: Cài đặt phần mềm bảo mật

Việc cài đặt phần mềm bảo mật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ máy tính của bạn, không những giúp máy tính của bạn ngăn ngừa được virus, troijan... mà còn tránh được sự xâm nhập không mong muốn từ các hacker

Kết: Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu Hack là gì và Hacker làm những công việc gì đồng thời có những kinh nghiệm giúp bảo vệ máy tính của mình được tốt hơn. 

Tags: